Loading...

Xem ảnh lớn

XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN


[Contact us for a price]

Quý khách xin vui lòng liên hệ:
Công ty Môi Trường Hành Trình Xanh
***Cung cấp giải pháp kỹ thuật tốt nhất cho ngành Nước & Môi Trường*** 
Trụ sở chính: 89/3 Phùng Hưng - P.13 - Q.5 - TP. HCM
VPGD: Số 24 - Đường số 6 - KDC Bình Phú - P.11 - Q.6 - TP. HCM
Điện thoại: 08. 350 11 997    -    Hotline: 0972.799.995 
Emai: hanhtrinhxanhco@gmail.com 
Để được tư vấn chi tiết

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN

 

 

Nước thải thủy sản chế biến cá tra cá ba sa với hàm lượng COD cực kỳ khó xử lý, nhưng với công nghệ xử lý nước thải thủy sản hiện nay vấn đề đó không còn là vấn đề khó khăn nữa, xử lý triệt để N, P và COD tuyệt đối.
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản chế biến cá tra cá ba sa:
  • Da cá có hàm lượng COD khá cao, do đó phải tách chúng ra để xử lý riêng trước khi đưa vào bể sinh học.
  • Nước thải da cá sẽ được chảy vào hố thu gom, tại hố thu gom được đặt song chắn rác thô nhằm chắn giữ lại các cặn bã có kích thước lớn thải ra ngoài trước khi nước thải chảy vào hố thu của hệ thống xử lý nước thải thủy sản. 
  • Sau khi nước thải vào đầy hố thu sẽ được bơm chìm bơm qua bể tách dầu mỡ, dầu mỡ được tách ra khỏi bể nhờ thanh gạt mỡ được cho chạy tự động định kỳ. Nước thải từ bể tách dầu mỡ chảy tràn theo đường ống qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải thủy sản. 
  • Tại bể điều hòa được cấp khí nhằm xáo trộn đều nồng độ và lưu lượng, đồng thời trong quá trình xáo trộm hàm lượng chỉ tiêu ô nhiễm được khử và oxy hóa các tạp chất ban đầu làm giảm lượng COD từ 20% - 30%. 
  • Nước thải từ bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải được bơm chìm bơm qua bể phản ứng keo tụ, tại bể phản ứng keo tụ được châm hóa chất điều chỉnh pH và trợ keo tụ nhằm keo tụ các chất dễ keo tụ. 
  • Sau quá trình phản ứng keo tụ nước thải tự chảy tràn theo đường ống qua bể tuyển nổi, bể tuyển nổi có nhiệm vụ xử lý các chất khó keo tụ từ bể keo tụ nhờ vào thiết bị cấp khí xáo trộn, Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùng nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu, bông bùn nổi trên bề mặt bể được thanh gạt gạt ra ngoài theo định kỳ, phần nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể điều hòa của cá phi lê.
  • Nước thải cá phi lê kết hợp với nước thải da cá đã qua xử lý cơ học tiếp tục xử lý cơ học lần 2 như xử lý nước thải da cá ban đầu.
  • Sau đó chảy tràn vào bể UASB kết hợp Anoxic, Nước thải được đưa trực tiếp vào dưới đáy bể và được phân phối đồng đều ở đó, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp màng giá thể dính bám và bùn sinh học hạt nhỏ (bông bùn) các chất bẩn hữu cơ được tiêu thụ ở đó. Các bọt khí mêtan và cacbonic nổi lên trên được thu bằng các chụp khí để dẩn ra khỏi bể. Nước thải tiếp theo đó sẽ diễn ra sự phân tách 2 pha lỏng và rắn, pha rắn thì hoàn lưu lại lớp bông bùn, pha lỏng tiếp tục chảy tràn qua bể yếm khí và aerotank hiếu khí để xử lý.
  •  Đối với bể yếm khí của hệ thống xử lý nước thải, với sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và kỵ khí không bắt buộc. Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hoá sinh học để phân huỷ và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản, dễ xử lý. Hiệu suất giảm BOD trong bể có thể lên đến 70%. Đối với bể aerotank hiếu khí bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộn đều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hòa tan và thành các tế bào mới. Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bể Aerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chất hữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng sinh học, bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể. Phần bùn hoạt tính dư được đưa về bể nén bùn hoặc các công trình xử lý bùn cặn khác để xử lý. Bể Aerotank hoạt động phải có hệ thống cung cấp khí đầy đủ và liên tục. 
  • Nước thải cuối bể aerotank của hệ thống xử lý nước thải tiếp tục chảy tràn qua bể lắng, phần bùn lắng xuống đáy bể và được bơm chìm bơm hoàn lưu về bể sinh học, phần nước sạch chảy tràn qua bể khử trùng.
  • Tại bể khử trùng được châm chlorine diệt những vi khuẩn còn sót lại và cuối cùng nước được thoát theo đường ống ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của quy trình xử lý nước thải thủy sản chế biến cá tra cá ba sa:
  • Chất lượng nước đầu ra đảm bảo đạt QCVN 11: 2008/BTNMT.
  • Tiết kiệm diện tích bể xử lý sinh học.
  • Xử lý triệt để N và P.
  • Dễ vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải.
Nếu doanh nghiệp cần công ty môi trường chuyên nghiệp tư vấn miễn phí các công nghệ xử lý môi trường, xử lý nước thải, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải sản xuất, xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý khí thải, vui lòng liên hệ Công ty Môi Trường Hành Trình Xanh.